Tuyến đường sắt cao tốc Cáp Nhĩ Tân – Đại Liên là tuyến đầu tiên trên thế giới vận hành ở nhiệt độ thấp trong mùa đông. Tính đến nay đã hơn 10 năm kể từ ngày khai trương, tuyến đường đã phục vụ hơn 670 triệu lượt khách.
Được biết, chênh lệch nhiệt độ tối đa giữa mùa đông và mùa hè tại quãng đường mà đường sắt cao tốc Cáp Nhĩ Tân – Đại Liên trải qua có thể lên tới hơn 70 độ C. Để chạy qua những vùng đất có nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông tới -40 độ C, tuyến đường được trang bị hệ thống đặc biệt giúp hoạt động bình thường ngay cả khi tuyết rơi.
Tuyến đường có 24 điểm dừng và nối liền 10 thành phố, bao gồm thủ phủ của các tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang. Việc xây dựng tuyến đường dài 921km này được bắt đầu vào năm 2008. Nó được thiết kế để đạt được tốc độ tối đa là 300km/h, các nhà chức trách đường sắt cho biết.
Zhang Xize, kiến trúc sư trưởng của chương trình đường sắt cao tốc Cáp Nhĩ Tân – Đại Liên, cho biết nhiệt độ thấp ở đông bắc Trung Quốc cho thể đe dọa nền đường và đường ray, băng tuyết cũng có thể phá vỡ hệ thống tín hiệu và cung cấp điện.
“Chúng tôi đã nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc tại những khu vực lạnh của Đức và Nhật Bản cũng như tham khảo các dự án cung cấp điện, đường, thủy lợi tại những vùng băng giá”. “Chúng tôi đã sử dụng tất cả các biện pháp mà chúng tôi có thể tiếp cận để đảm bảo an toàn cho dự án này”.
Wang Hongtao, một nhân viên phụ trách đoạn đường Trường Xuân, thuộc tuyến đường sắt cao tốc Cáp Nhĩ Tân – Đại Liên cho biết: “Tuyến đường đã được trang bị hệ thống sưởi điện và các thiết bị làm tan tuyết trên đường cũng như các đoạn rẽ. Khi tuyết rơi, chúng sẽ bắt đầu hoạt động. Nếu tuyết quá lớn, chúng tôi sẽ áp dụng biện pháp bảo đảm kép, bao gồm sưởi điện và dọn tuyết thủ công bằng tay giúp tuyến hoạt động bình thường”.
Bên cạnh đó, một hệ thống thu thập và phân tích hình ảnh đã được sử dụng để giúp giám sát hoạt động của tàu cao tốc. Các camera được lắp đặt dọc theo đường ray để thu thập hình ảnh trong quá trình vận hành nhằm xác định mối nguy hiểm.
Các cơ sở dữ liệu như hình ảnh 3D và nhận dạng hình ảnh đã được áp dụng trong quá trình này. Hệ thống sẽ đưa hình ảnh cho các nhà phân tích để kiểm tra. Họ sẽ phải đánh giá chúng thường xuyên, báo cáo sự cố ngay lập tức và gọi nhân viên xử lý trong vòng 15 phút nếu phát hiện bất thường.
Việc xây dựng tuyến đường cao tốc này mang ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch tại khu vực Đông Bắc của Trung Quốc. Ngoài ra, công trình còn cho thấy sự phát triển của quốc gia này trong lĩnh vực đường sắt cao tốc. Hiện Trung Quốc là một trong những nước sở hữu hệ thống đường sắt cao tốc phát triển nhanh nhất, có quy mô lớn nhất trên thế giới.
Trung Quốc dự định bơm 137 tỷ USD vực dậy nền kinh tế