Việt kiều Mỹ Robert Chương cho biết đang xây dựng một chung cư tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngoài ra ông còn xem xét đầu tư casino tại Việt Nam. Vị doanh nhân kiều bào quê ở Hải Phòng này chia sẻ, một trong những lý do ông trở về xúc tiến việc kinh doanh vì nhận thấy tiềm năng của thị trường trong nước rất lớn.
Trong khi đó, ông Ducky Luu (Việt kiều Canada), CEO Công ty Trans Pacific Timber Corp chia sẻ, bên cạnh các thương vụ ngành gỗ, nhận thấy Việt Nam có tiềm năng phát triển du lịch nên ông cũng thâm nhập thị trường này và đang kinh doanh ngành lữ hành quy mô nhỏ.
Học ngành ẩm thực tại Mỹ 5 năm, lấy chồng là Việt kiều ở Ohio, thạc sĩ Phan Tôn Tịnh Hải không chọn xứ người làm đất hứa. Bà về nước làm Giám đốc Trường Đào tạo bếp Mint vì tin rằng ẩm thực Việt Nam sẽ còn nhiều đất diễn so với ngành ẩm thực thế giới.
Nữ đầu bếp này bộc bạch: “Món ăn Việt có hương vị và bản sắc riêng, là con đường ngắn nhất đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Đây cũng là một thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng nên tôi quyết định trở về”.
Trong bài tham luận chuyên đề, Tổng giám đốc Tập đoàn Sun Group, Đặng Minh Trường (Ukraina) đánh giá cao tiềm năng của ngành công nghiệp không khói (du lịch) tại thị trường Việt Nam. Với kinh nghiệm đầu tư dự án Bà Nà Hills và Intercontinental Resort (Đà Nẵng), ông Trường đưa ra lời khuyên cách cạnh tranh tốt nhất là phải tạo các sản phẩm khác biệt.
Doanh nhân Việt kiều này khoe, đầu tư từ năm 2004, đến năm 2012 lượng khách lên Bà Nà dự kiến đạt 800.000 khách, gấp 10 lần năm 2008. Trước khi Bà Nà Hills ra đời, du khách chỉ biết tới để Đà Nẵng tắm biển, tham quan Non Nước… rồi đi Hội An – Mỹ Sơn (Quảng Nam) hoặc ra cố đô Huế. Tuy nhiên, ba năm trở lại đây lượng khách tới Đà Nẵng đã tăng gần 30%, thời gian lưu trú kéo dài hơn và Bà Nà đã có mặt trong lịch trình của các đơn vị lữ hành